Tiểu sử Anna Freud

Tiểu sử sơ lược

  • Năm sinh: 1895
  • Năm mất: 1982
  • Nơi đào tạo:
    • Tiến sĩ Y khoa (danh dự), Đại học Vienna, (1975)
    • Tiến sĩ Khoa học (danh dự), Học viện Y học Jefferson, (1964)
    • Tiến sĩ Luật (danh dự), Đại học Clark, (1950)
  • Những nơi công tác chính:
    • Hiệp hội Phân tâm Quốc tế – International Psychoanalytical Association (1927-1934)
    • Học viện Huấn luyện Phân tâm Vienna – Vienna Psychoanalytical Training Institute (1935-1938)
    • Nhà trẻ Chiến tranh Hampstead – The Hampstead War Nursery (1941-1945)
    • Phòng Trị liệu Nhi Hampstead – The Hampstead Child Therapy Clinic (1952-1982)

Anna-Freud-and-Sigmond-Freud

Nguồn hình ảnh: Anna Freud and Her Work Following Sigmund Freud

Anna Freud được sinh vào ngày 3 tháng 12, 1895 ở Vienna, Austria. Là người con gái của Sigmund Freud, cô bị chìm đắm một cách không thể cưỡng lại được vào những lí thuyết phân tâm của người cha nổi tiếng; tuy nhiên, cô không sống trong bóng của ông một cách đơn giản mà còn hơn thế, (cô) tiên phong cho lĩnh vực phân tâm nhi và mở rộng các khái niệm về các cơ chế phòng vệ để phát triển ngành tâm lý bản ngã.

Sau khi hoàn toàn bậc trung học năm 1912 tại Cottage Lyceum ở Vienna, cô hoàn thành huấn luyện cho giáo viên và làm việc tại nơi cô từng học với cương vị là một giáo viên trong vòng năm năm. Qua những năm đi học, cô tuyên bố rằng cô học hỏi được nhiều hơn khi ở nhà với bố cô và từ những người khách của ông. Thật vậy, cô ấy đã tiếp thu được kiến thức về phân tâm từ cái nhóm mà ít người có cơ hội được tiếp cận này, và đây là cơ sở cho những cống hiến cả đời mà cô sẽ dành cho lĩnh vực này.

Trong khi dạy học tại Lyceum, người cha của Anna Freud đã bắt đầu phân tích phân tâm cô – một điều không chính giáo so với chuẩn mực của chúng ta nhưng lại không bất thường vào thời bấy giờ – và rồi đẩy cô vào nghề gia truyền này. Cô đã trình bày kết quả của quá trình phân tích phân tâm, Đánh Đuổi Ảo Tưởng Và Mơ Mộng Ban Ngày (Beating Fantasies and Daydreams), tại Hội Phân tâm Vienna năm 1922. Trong năm 1923, cô bắt đầu thực hiện hành nghề phân tâm của riêng mình trên thiếu nhi và công việc của cô ở lãnh vực này bắt đầu một cách nghiêm túc. Đến năm 1925, cô đã trở thành một huấn luyện viên có tiếng tại Học viện Huấn luyện Phân tâm Vienna.

Anna-Freud-psychology-1348083-600-400

Nguồn hình ảnh: Anna Freud and Her Work Following Sigmund Freud

Giữa năm 1927 và 1934, cô là thư ký của Hiệp hội Phân tâm Quốc tế, và năm 1935 đã xuất bản quyển sách được biết đên nhiều nhất, Cái bản ngã và những Cơ chế Phòng vệ (The Ego and Mechanisms of Defense). Trong cuốn sách này cô xác định rằng dồn nén là cơ chế chính của phòng vệ, và phản biện rằng bản ngã là chìa khóa để giải quyết sự đấu tranh và căng thẳng. Với việc tập trung vào các cơ chế của bản ngã, cô đã tách biệt sản phẩm của mình khỏi người cha của cô bằng cách tiến ra khỏi suy nghĩ truyền thống xoay quanh thuyếtxung năng, và nhờ đó thiết lập bản thân trở thành nhà tiên phong và nhà lý luận. Trong thời gian này, cùng với người bạn lâu năm và người cộng tác Dorothy Burlingham-Tiffany Eva Rosenfeld, cô đã thành lập trường Hietzing. Ngôi trường này là sự nỗ lực của họ trong việc tạo một chương trình giáo dục tổng thể hơn và theo các nguyên tắc của phân tâm.

Khi sự đe dọa của Đức quốc xã trở nên không thể chối cãi nữa vào năm 1938, gia đình Freud bị buộc phải rời Austria. Freud tổ chức sự di cư đến London và đồng thời vẫn tiếp tục công việc của mình, chăm sóc cha mình đến khi ông qua đời vào tháng 9 năm 1939. Những năm đầu của cô ở London xuất hiện xung đột với một nhà phân tâm tên Melanie Klein. Sự phân rẽ về lý thuyết của họ đã khiến cho một sự phân chia làm ba xảy ra trong xã hội phân tâm Anh quốc – Kleinian, Anna Freudian, và Độc lập (Independent) – mà vẫn còn cho đến ngày nay.

Ở sự khởi đầu của Thế chiến thứ 2, Freud mở Nhà trẻ Chiến tranh Hampstead cho những trẻ bị trở nên vô gia cư, và thường là mồ coi, bởi cuộc xung đột. Điều này cho phép cô ghi chú lại sự ảnh hưởng của stress và sự chia ly lên trẻ em, là những gì cô đã xuất bản cùng với Dorothy Burlingham. Nhà trẻ Hampstead đóng cửa khi chiến tranh kết thúc, và năm 1952 Freud thành lập Phòng Trị liệu Nhi Hampstead, với cương vị là giám đốc điều hành. Mặc dù cô chưa có một sự huấn luyện chính thức khoa học nào, cô tuyên bố rằng để trở thành một nhà phân tâm giỏi, ta phải “có sự yêu thương mãnh liệt sự thật, sự thật khoa học cũng như sự thật cá nhân, và… đặt sự cảm kích về sự thật này cao hơn bất kỳ sự khó chịu nào khi gặp phải thực tế khó ưa.”

Năm 1965, cô xuất bản cuốn Sự bình thường và bệnh lý thời thơ ấu (Normality and Pathology in Childhood), bản mẫu của công trình này được cô thực hiện vào giai đoạn cuối của cuộc đời mình. Trong đó, cô chắt lọc lại nhiều năm suy nghĩ vào một giả thuyết rằng trẻ em trải qua các giai đoạn phát triển bình thường mà dựa vào đó, ta có thể lượng giá được mọi người, và khả năng phát triển chính là yếu tố mấu chốt trong quá trình chẩn đoán. Ở thời điểm khi các triệu chứng là tiêu điểm chẩn đoán, sự quan tâm mới mẻ này dành cho tuổi tác – và vì thế, các giai đoạn phát triển – mang tính cách mạng và vẫn còn được trọng dụng trong thực hành phát triển ở trẻ ngày nay. Cũng trong chính tác phẩm này, cô đã giới thiệu khái niệm về các đường phát triển, các bước diễn biến trong quá trình phát triển của một đứa trẻ mà sẽ dẫn đến sự phát triển nhân cách và liên quan đến tương tác giữa các lực bên trong (cái tôi, cái ấy) và các lực bên ngoài (môi trường). Sự tin tưởng của cô ấy dành cho khả năng phát triển được thể hiện rõ trong niềm tin của cô rằng “những đầu óc sáng tạo luôn biết cách tồn tại bất kể loại huấn luyện tồi tệ nào.”

AnnaF.jpg

Nguồn hình ảnh: Anna Freud

Trong những năm 1970 cô trở nên hứng thú với những khó khăn mà những trẻ thiếu thốn tình cảm và khuyến tật gặp phải, điều này khiến cô theo đuổi sự nghiên cứu có tính toán hơn về những khó khăn này. Cô cũng tiếp tục thực hiện vai trò giám đốc điều hành tại Phòng Trị liệu Nhi Hampstead cho đến khi cô qua đời. Mặc dù chưa bao giờ theo đuổi một khóa đào tạo tiến sĩ nào, nhưng cô nhận được nhiều học vị tiến sĩ danh dự từ những đại học Hoa Kỳ, nơi mà cô thường đi công tác để giảng dạy, cũng như một học vị tiến sĩ danh dự từ Đại học Vienna. Cô cũng được phong là Chỉ huy của Đế quốc Anh (Commander of the British Empire) bởi hoàng hậu Elizabeth II.

Chi tiết về cuộc đời cá nhân của Anna Freud đều rất bí ẩn, nhưng chúng ta biết rằng cha cô là người đàn ông duy nhất trong cuộc sống cô một cách lâu dài là điều chắc chắn. Các lá thư giữa cô và Eva Rosenfeld trong những năm ở Vienna là cơ hội hiếm có để chúng ta có một cái nhìn thoáng qua về một Anna rất riêng tư. Theo người cộng tác Gunter Bittner, những bức thư ‘thể hiện hình ảnh một Anna Freud rất trìu mến, rất con người một cách mãnh liệt mà không có vết tích của sự cứng rắn hay chính thống giáo của phân tâm. Đây là một người phụ nữ ngại ngùng với những cảm xúc sâu sắc.” Thật vậy cô đã từng nói về bản thân rằng “Tôi luôn tìm kiếm sức mạnh và sự tự tin ở ngoài bản thân nhưng nó lại đến từ bên trong. Nó đã có ở đây từ ban đầu.”

ydy.jpg

Anna Freud mất vào ngày 9 tháng 10 năm 1982, hưởng thọ 86 tại nhà của cô tại London. Một bài báo đã được đăng ở báo New York Times sau cái chết của cô để tỏ lòng kính trọng, ghi rằng “Freud đã thật sự phát minh ra sự nghiên cứu có cấu trúc về cảm xúc và đời sống tâm lý của trẻ em và đã phát triển nó qua 50 năm quan sát, thảo luận và viết lách.” Cô đã bước ra từ dưới chiếc bóng rất lớn của cha cô và tạo nên một dấu vết riêng trên lĩnh vực phân tâm, nhưng luôn trung thành với kí ức về ông và quyết tâm làm vững chắc di sản của ông. Lúc cô mất, ngôi nhà của gia đình Freud trở thành một bảo tàng dành cho ông.


Nguồn: Smirle, C. (2012). Profile of Anna Freud. In A. Rutherford (Ed.), Psychology’s Feminist Voices Multimedia Internet Archive. Retrieved from http://www.feministvoices.com/anna-freud/

Người dịch: Lê Ngọc Vĩnh Hằng

Người biên tập: Trần Bích Hằng

Design: Trần Thị Thu Hằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này